Bản tin pháp luật đầu tháng 11/2021
I. Lao động - Tiền lương, Tài chính nhà nước, Thể thao - Y tế, Tài nguyên - Môi trường
Chính phủ ban hành Nghị quyết 126/NQ-CP năm 2021 sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Cụ thể, điều kiện nhận tiền hỗ trợ do tạm hoãn HĐLĐ, nghỉ không lương như sau:
+ Phải điều trị COVID-19, cách ly y tế, trong các khu vực bị phong tỏa, không thể đến địa điểm làm việc do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19;
+ Do người sử dụng lao động tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19
+ Hoặc có trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc của Chỉ thị 16 hoặc bố trí lại sản xuất, lao động để phòng, chống dịch COVID-19.
Mức hỗ trợ một lần như sau:
Như vậy, chính sách hỗ trợ tiền mặt cho lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương được sửa đổi, bổ sung theo hướng mở rộng đối tượng hưởng chính sách là “người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, đang tham gia BHXH bắt buộc” chứ không quy định cụ thể làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục,...
Nghị quyết 126/NQ-CP được ban hành ngày 08/10/2021.
Chính phủ ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP năm 2021 quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19".
Theo đó, phân loại cấp độ dịch thành 04 cấp sau đây:
Về tiêu chí đánh giá cấp độ dịch, bao gồm:
Nghị quyết 128/NQ-CP được ban hành ngày 11/10/2021.
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 30/2021/QĐ-TTg về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước năm 2022.
Theo đó, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên theo tiêu chí biên chế năm 2022 được quy định như sau:
Định mức phân bổ ngân sách giảm dần theo các bậc biên chế, cụ thể như sau:
+ Từ 100 biên chế trở xuống: Định mức phân bổ 70 triệu đồng/biên chế;
+ Từ biên chế thứ 101 đến 500: Định mức phân bổ 65 triệu đồng/biên chế;
+ Từ biên chế thứ 501 đến 1.000: Định mức phân bổ 61 triệu đồng/biên chế;
+ Từ biên chế thứ 1.001 trở lên: Định mức phân bổ 57 triệu đồng/biên chế.
Quyết định 30/2021/QĐ-TTg có hiệu lực kể từ ngày 10/10/2021.
Chính phủ ban hành Nghị định 94/2021/NĐ-CP sửa đổi Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật Du lịch về mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Theo đó, quy định mức ký quỹ kinh doanh doanh dịch vụ lữ hành như sau:
+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 50 triệu đồng (trước đây là 250 triệu đồng);
+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 100 triệu đồng (trước đây là 500 triệu đồng);
+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 100 triệu đồng (trước đây là 500 triệu đồng).
Như vậy, từ ngày 28/10/2021 đến hết ngày 31/12/2021, giảm 80% tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Nghị định 94/2021/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 28/10/2021.
Chính phủ ban hành Nghị định 93/2021/NĐ-CP về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
Theo đó, quy định các tổ chức, cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện bao gồm:
So với quy định hiện hành, bổ sung trường hợp cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự được vận động, kêu gọi quyên góp từ thiện.
Nghị định 93/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ 11/12/2021 và thay thế Nghị định 64/2008/NĐ-CP ngày 14/5/2008.
II. Bộ máy hành chính nhà nước
Chính phủ ban hành Nghị quyết 127/NQ-CP về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2021 trực tuyến toàn quốc với địa phương về tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2021.
Theo đó, Chính phủ giao các bộ, ngành, địa phương thực hiện một số nội dung trọng tâm sau:
Các địa phương phối hợp chặt chẽ để tổ chức việc di chuyển của người dân, người lao động bảo đảm trật tự, an toàn, an dân; hỗ trợ, tạo điều kiện cho người lao động ở lại địa phương làm việc…
Nghị quyết 127/NQ-CP có hiệu lực kể từ ngày 08/10/2021.
Nghị định 89/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Cụ thể, nội dung bồi dưỡng công chức, viên chức gồm:
So với hiện hành, không còn nội dung bồi dưỡng tiếng dân tộc, tin học, ngoại ngữ đối với công chức, viên chức.
Bên cạnh đó, cán bộ, công chức, viên chức có chứng chỉ hoàn thành các chương trình bồi dưỡng quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 17 Nghị định 101/2017/NĐ-CP hoặc đã được bổ nhiệm vào chức vụ, ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức trước ngày 30/6/2022 thì: Không phải tham gia các chương trình bồi dưỡng tương ứng theo quy định của Nghị định 89/2021.
Nghị định 89/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/12/2021.
III. Văn hóa - Xã hội
Phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành Quyết định 612/QĐ-UBDT năm 2021 phê duyệt danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.
Theo đó, phê duyệt danh sách 13.222 thôn đặc biệt khó khăn của 41 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đơn cử như:
Quyết định 612/QĐ-UBDT có hiệu thi hành từ ngày 16/9/2021.
IV. Doanh nghiệp, Thể thao - Y tế
Giảm 30% tiền thuê đất của năm 2021 cho nhiều trường hợp
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 406/NQ-UBTVQH15 năm 2021 về một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19.
Theo đó, giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của năm 2021 với trường hợp: Người nộp thuế theo quy định của Luật Thuế TNDN có doanh thu năm 2021 không quá 200 tỷ đồng và doanh thu năm 2021 giảm so với doanh thu năm 2019.
Lưu ý: Không áp dụng tiêu chí doanh thu năm 2021 giảm so với doanh thu năm 2019 đối với trường hợp người nộp thuế mới thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách trong kỳ tính thuế năm 2020, năm 2021.
Bên cạnh đó, miễn tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020 và năm 2021 của các khoản nợ tiền thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với doanh nghiệp, tổ chức (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh) phát sinh lỗ trong năm 2020.
Không áp dụng quy định này đối với các trường hợp đã nộp tiền chậm nộp.
Nghị quyết 406/NQ-UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 19/10/2021.
V. Bộ Giáo dục và Đào tạo
Học sinh được trở lại trường ở địa phương có cấp độ dịch 1, 2
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn 4726/BGDĐT-GDTC năm 2021 về tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục.
Theo đó, Bộ GD&ĐT đề nghị các tỉnh căn cứ phân loại đánh giá, xác định cấp độ dịch theo từng địa bàn để quyết định tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp phù hợp với tình hình kiểm soát dịch bệnh.
Chỉ đạo thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 theo quy định.
Đơn cử, đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1 và cấp độ 2 (nguy cơ thấp và trung bình):
Công văn 4726/BGDĐT-GDTC có hiệu lực từ ngày15/10/2021.